Lúc xem phim Đất phương Nam bản truyền hình năm 1997,ĐấtrừngphươngNamthutỷvàchuyệnítbộtgộthồloãfinger đến đoạn ông Ba bắt rắn, Võ Tòng, Cò và An đi xuồng đến nhà làm lễ hỏi cưới Út Trong, tôi khá ấn tượng khi nhà làm phim chèn một bài hát nghe lạ nhưng rất hay. Tôi muốn nghe lại nhiều lần nhưng không tài nào tìm ra tên bài hát này.
Sau này, khi mọi thông tin đều trở nên phổ biến và dễ dàng tìm kiếm nhờ Internet, tôi mới biết đây là bài hát Dân ca Nam bộ, tên là Lý đầu cầu (bản do Nhất Sinh và Bích Phượng hát. Nhiều người bình luận nói rất thích bài hát và tìm kiếm bấy lâu nay mới biết được tên giống tôi. Thậm chí có người còn chèn bài hát này vào phim ngắn đi hỏi vợ của mình giống như phim.
Điều tôi thích thú nữa là khi ông Ba bắt rắn và Võ Tòng kết nghĩa anh em, khi họ chuẩn bị đắp đất xây nhà thì cúng vái, khấn thần linh thổ địa cho phép và phù hộ người nơi xa đến lập nghiệp. Dựng ngôi nhà lá đơn sơ, họ cũng làm lễ cúng khi gác đòn dông cho đúng phong tục.
Xóm làng xung quanh thấy ông Ba bắt rắn từ nơi xa đến, tay trắng nên kẻ giúp sức, người góp vài thúng gạo để ăn dần. Một kỳ lão trong xóm còn dặn dò: "Ráng coi miếng đất nào được được thì khai phá vài công để làm ăn với người ta nghe mậy".
Rất hào sảng, chơn chất và đùm bọc nhau của những con người đi khai phá đất phương Nam vào những thế kỷ trước.
>> 'Thiếu công bằng khi so sánh Đất rừng phương Nam với bản truyền hình'
Ngoài ra, trong suốt chục tập phim truyền hình, khi xem kỹ, tôi học được rất nhiều lối sống văn hóa của người Nam bộ thuở xưa. Có được như vậy là nhờ đâu?
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy phần giới thiệu phim có ghi "Cố vấn phong tục tập quán: Sơn Nam - Bảy Triển". Sau này, trong một bài viết, Nghệ sĩ Mạnh Dung (trong vai ông Ba bắt rắn cho rằng: "Nói về thành công của phim, ngoài đội ngũ rất am hiểu và trân trọng văn hóa Nam bộ, cần nhắc đến cố vấn phong tục tập quán cho phim là nhà văn Sơn Nam, nhà báo Bảy Triển".
Tôi sẽ không nói nhiều về hai nhà cố vấn văn hóa phong tục cho bộ phim này, nhất là nhà văn Sơn Nam vì ông quá nổi tiếng, hai là dành phần cho các bạn tìm hiểu.
Bây giờ là lúc nói về bản điện ảnh cùng tên và "lấy cảm hứng từ tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi" đang gây tranh cãi suốt mấy ngày qua và dự và sẽ còn gây tranh cãi tiếp.
Đất rừng phương Nam dù bị chỉ trích "sai lệch lịch sử" nhưng doanh thu đạt gần 45 tỷ đồng sau ba ngày chiếu sớm với 465 nghìn lượt khán giả (13-15/10). Dĩ nhiên, một tác phẩm khi trình chiếu thì bao giờ cũng có hai luồng ý kiến ủng hộ và phê bình.
Tôi không đánh đồng doanh thu tỷ lệ thuận với chất lượng phim, tuy nhiên nó nói lên một điều là khán giả Việt đang khát những phim văn hóa, lịch sử. Với chiến dịch PR rầm rộ ngay từ khi casting diễn viên thì lượng người tò mò, muốn đi xem cho biết không phải là ít.
Với những tranh cãi về chi tiết trang phục của Bác Ba Phi (Trấn Thành), Út Lục Lâm (Tuấn Trần) hay ngay cả bé An rằng tại sao lại mặc áo nút vải, tại sao bộ râu dài của Bác Ba Phi lại trông "giả trân"... tôi nghĩ hoàn toàn có thể giải quyết được nếu trước đó đoàn phim có nghiên cứu và tham khảo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Nam bộ có uy tín. Đây sẽ là bằng chứng thuyết phục để người xem tin tưởng và thưởng thức hơn là sa vào tranh cãi những chuyện trang phục, bối cảnh vốn là những thứ cơ bản buộc đoàn phim phải làm đúng.
Ngoài lề, tôi rất thích đọc truyện Bác Ba Phi và hơi lăn tăn khi Bác Ba Phi của Trấn Thành lại "nói đạo lý". Thủ thuật trào phúng của Bác Ba Phi nguyên mẫu và trong Đất Phương Nam (1997) là kể một câu chuyện quen thuộc với xóm giềng nhưng khéo léo gài một chi tiết quá "lố" nhưng vẫn tự nhiên khiến người nghe bật cười sảng khoái. Như chuyện con ếch to tổ chảng đánh vào sợi dây câu vô tình bật ra âm điệu, khiến Bác Ba Phi ngẫu hứng hát Dạ cổ Hoài lang...
Một số người cho rằng không thể đòi hỏi phim điện ảnh phải truyền tải thông điệp như phim truyền hình vì thời gian có hạn, và vì điện ảnh, chiếu ở rạp nên phải có tính giải trí. Nếu hài lòng như vậy thì đối với một phim điện ảnh đề tài văn hoá - lịch sử về những con người của một vùng đất - tức là không gian văn hoá, thì tôi e rằng quá dễ dãi.
Tôi không phủ nhận sự đầu tư của ekip làm phim, họ có tìm hiểu có cố gắng phục dựng lại Nam Bộ và con người xưa nhưng dường như chưa tới nên mới vấp phải nhiều tranh cãi. Nói nôm na là ít bột nên khi gột, hồ bị loãng.
Mai Thăng
*Bạn đã xem Đất rừng phương Nam và có nhận xét thế nào?Gửi bài tại đây.
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.