Mức tăng trưởng này ghi nhận trong năm tài chính kéo dài từ 1/10/2022 đến 30/9/2023. TheốbánđấtcôngnghiệpTháiLantăcgv trần duy hưngo đó, doanh số bán đất công nghiệp do Cơ quan quản lý bất động sản công nghiệp Thái Lan (IEAT) quản lý giai đoạn này đạt 5.693 rai (910.88 ha), vượt xa mục tiêu là 2.500 rai (400 ha) đề ra. Trong năm tài chính vừa qua, IEAT đạt doanh thu 8,5 tỷ baht (230 triệu USD) và lợi nhuận 3,7 tỷ baht (100 triệu USD)
Theo Veeris Ammarapala, Giám đốc IEAT, ngoài việc các tập đoàn di dời nhà máy, doanh số bán hàng tăng còn nhờ đầu tư nhiều hơn vào Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) và chính sách thị thực cư trú dài hạn, cấp thời gian lưu trú 10 năm cho người nước ngoài. "Doanh số bán đất ở EEC lên tới 4.724,8 rai (755,97 ha) trong khi 967,7 rai (154,83 ha) còn lại nằm ngoài EEC", ông cho biết.
EEC, bao gồm 3 tỉnh Chon Buri, Rayong và Chachoengsao, sẽ trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao của Thái Lan với 12 ngành công nghiệp bao gồm sản xuất ôtô thế hệ mới và điện tử thông minh.
IEAT đặt mục tiêu bán 3.000 rai (480 ha) đất công nghiệp trong năm tài chính 2024. EEC dự kiến chứng kiến doanh số cao nhất với 2.700 rai (432 ha). IEAT hiện điều hành 68 khu công nghiệp trên toàn quốc cũng như cảng nước sâu Map Ta Phut ở Rayong. Các khu công nghiệp này có 4.828 nhà máy, với tổng vốn đầu tư tích lũy là 10.800 tỷ baht (292 tỷ USD) và tổng số công nhân là 994.696.
Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết trong nửa đầu năm, nước này thu hút 304 tỷ baht vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 141% so với cùng kỳ 2022. Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 61,5 tỷ baht (1,67 tỷ USD), trong khi Singapore và Nhật Bảnrót lần lượt 59 tỷ baht (1,6 tỷ USD) và 35,3 tỷ baht (956 triệu USD)
BOI cho biết thu hút FDI tăng mạnh nhờ dòng vốn đổ vào ngành công nghiệp ôtô và các hoạt động liên quan, với 80 dự án đầu tư trị giá 19,6 tỷ baht. Thái Lan vốn đã là một trung tâm sản xuất ôtô lớn trong khu vực và đang đặt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất xe điện ở Đông Nam Á.
Ví dụ, Thái Lan đã đưa ra các ưu đãi hào phóng cho các nhà sản xuất xe điện, chẳng hạn như chương trình trợ cấp 24 tỷ baht (0,7 tỷ USD) cho các nhà sản xuất pin, cũng như cắt giảm 40% thuế đối với xe điện nhập khẩu và giảm giá 70.000 -150.000 baht (1.900 - 4000 USD) cho người mua.
Nhờ vậy, cho đến nay, các nhà sản xuất xe điện hàng đầu của Trung Quốc gồm BYD, Great Wall Motor (GWM) và SAIC, đều đã thiết lập dây chuyền sản xuất tại Thái Lan, do vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng ô tô và các khoản trợ cấp hào phóng của quốc gia này.
Anh Kỳ(Bangkok Post, Reuters)